Ngân hàng đua siết nợ, bất động sản nghỉ dưỡng bán đi bán lại vẫn ế

Agribank vừa công bố siết nợ hàng loạt dự án bất động sản , khách sạn tại khu du lịch. Khoản nợ lớn nhất nhà băng rao bán đợt này có giá khởi điểm hơn 1.100 tỷ đồng của Công ty cổ phần khách sạn Bến Du thuyền (Marina Hotel).

Ngân hàng đua siết nợ, bất động sản nghỉ dưỡng bán đi bán lại vẫn ế - Ảnh 1.Bất động sản nghỉ dưỡng tồn kho nhiều.

Tài sản đảm bảo của khoản nợ là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai có diện tích 3.860 m2 thuộc Khu B của Dự án Trung tâm Bến Du thuyền Hoàng Gia tại Khu đô thị Vĩnh Hòa (phường Vĩnh Hòa, TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).

Khu A của Dự án Trung tâm Bến Du Thuyền Hoàng Gia diện tích gần 6.000 m2 cũng được VietinBank rao bán để thu hồi cho khoản nợ 540 tỷ của Marina Hotel.

Trung tâm Bến Du thuyền Hoàng Gia bao gồm các khách sạn, condotel, resort nghỉ dưỡng cao cấp… được xây dựng tại “khu đất vàng” của thành phố biển Nha Trang. Dự án này dự kiến bàn giao cho khách hàng từ cuối 2019 nhưng tới nay đã chậm tiến độ hơn 3 năm.

Tại Hội An, cách đây một tháng, Vietinbank cũng rao bán gần 60 khách sạn, bất động sản khác nhau, phân khúc phổ biến là các khách sạn 3-4 sao, homestay và biệt thự với giá bán từ vài chục tới vài trăm tỷ đồng. Trong đó có hai khách sạn 4 sao với quy mô 98-104 phòng được VietinBank chào đồng giá 420 tỷ đồng cho mỗi bất động sản.

Ngoài ra, nhà băng này cũng siết nợ hàng loạt khách sạn 4-5 sao, homestay, biệt thự tại các thành phố du lịch khác như Đà Nẵng, Nha Trang… Đơn cử tại Đà Nẵng có một khách sạn 5 sao xây dựng trên diện tích hơn 1.200 m2, quy mô 236 phòng, được VietinBank chào bán với giá 600 tỷ đồng.

Bộ Xây dựng cho biết, dù đã tung nhiều chính sách ưu đãi, chiết khấu khủng lên tới 25-40%, lượng hàng bán ra của phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng, căn hộ du lịch (condotel) không đáng kể.

Không chỉ với condotel, tình trạng ế ẩm đang xảy ra ở hầu hết các phân khúc bất động sản nghỉ dưỡng trên địa bàn cả nước, đẩy lượng hàng tồn kho lên con số báo động trong nửa thập kỷ qua.

Cụ thể, theo báo cáo của các công ty nghiên cứu bất động sản, tồn kho condotel lũy kế đến tháng 6 đã vọt lên 42.364 căn, tiêu thụ condotel thấp hơn 78% so với cùng kỳ, riêng tháng 4 và 5, sức tiêu thụ giảm 95%. Giá bán condotel cả 3 miền Bắc – Trung – Nam trong khoảng 31-154,5 triệu đồng/m2.

Báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cũng chỉ ra trong quý II/2023, các sản phẩm nghỉ dưỡng cao cấp (giá trên 10 tỷ đồng) gần như không ghi nhận giao dịch, phải cạnh tranh trực tiếp với sản phẩm cắt lỗ của nhà đầu tư mua trước đó, dẫn tới hàng tồn kho ngày càng cao.

Ông Nguyễn Thế Điệp – Phó Chủ tịch CLB Bất động sản Hà Nội – cho rằng, dù đang có những dấu hiệu tích cực, với sự cải thiện cả về nguồn cung và thanh khoản, tuy nhiên, thị trường bất động sản nghỉ dưỡng vẫn khó có sự bứt phá trong ngắn hạn, ít nhất phải chờ đến cuối năm 2024 hoặc đầu năm 2025.

Theo ông Điệp, bên cạnh những giải pháp trước mắt như thu hút khách du lịch, tăng chiết khấu, giảm giá bán… để tránh đổ vỡ, cơ quan quản lý cần nhanh chóng tháo gỡ rào cản pháp lý (gồm cả pháp lý cho condotel, officetel, shophouse…) nhằm giải tỏa lượng lớn các dự án tồn đọng, tranh chấp, từ đó phá băng cho ‘núi’ hàng tồn kho trị giá hàng chục tỉ đô trên thị trường.

Theo Ngọc Mai

Tiền phong

Bài viết liên quan
Gửi Yêu Cầu Thành Công
× Đóng

Yêu cầu của bạn đã được gửi đi, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Các qui định chung, điều kiện để được hỗ trợ và thoả thuận giữa các bên:

Chúng tôi cung cấp các thông tin chỉ mang tính tham khảo khi sử dụng dịch vụ này online, không là điều kiện cần để quí anh chị thực hiện các giao dịch dân sự liên quan hoặc các thủ tục pháp lý đối với nhà nước. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho những rủi ro tài chính các anh chị gặp phải khi kinh doanh bất động sản. Mọi yêu cầu đặc biệt hơn cần được trao đổi trực tiếp.

Việc donate là tự nguyện và không bắt buộc cũng như việc hỗ trợ dịch vụ cho quí anh chị kinh doanh bất động sản cũng không phải là việc bắt buộc phải thực hiện, trừ khi có thoả thuận hoặc cam kết bằng văn bản hoặc hợp đồng dân sự.

Mọi dịch vụ hỗ trợ hay hoạt động kinh doanh đều phải tuân thủ qui định của pháp luật.