Nên quy định 1 cơ quan nhà nước thẩm định giá đất để tránh tình trạng ‘quyền anh, quyền tôi’

Hiệp hội Bất động sản TPHCM (HoREA) vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài nguyên và Môi trường góp ý sửa đổi một số điều của dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định số 44/2014/NĐ-CP.

Theo đó, HoREA đề nghị sửa đổi, bổ sung Điều 17a về “Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể” cấp tỉnh theo hướng chỉ nên quy định 1 cơ quan nhà nước, hoặc là Sở Tài chính hoặc là Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng hợp lý nhất là giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan để thực hiện công tác xác định giá đất, thẩm định giá đất .

Đồng thời, đại diện Sở Tài nguyên Môi trường làm thường trực của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể để đảm bảo hoạt động xác định giá đất, thẩm định giá đất được thông suốt, không để xảy ra tình trạng “quyền anh, quyền tôi” do cùng là cấp Sở, nhưng “Sở tôi” có quyền hơn “Sở anh”, do một số bất cập của cơ chế quản lý, vận hành của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể hiện nay.

Theo HoREA, khoản 3 và khoản 5 Điều 114 Luật Đất đai 2013 chỉ quy định “cơ quan quản lý đất đai cấp tỉnh có trách nhiệm giúp UBND cấp tỉnh tổ chức việc xác định giá đất cụ thể (…) trình Hội đồng thẩm định giá đất xem xét trước khi trình UBND cùng cấp quyết định”.

Nên quy định 1 cơ quan nhà nước thẩm định giá đất để tránh tình trạng 'quyền anh, quyền tôi' - Ảnh 1.HoREA đề nghị chỉ nên quy định 01 cơ quan nhà nước, hoặc là Sở Tài chính hoặc là Sở Tài nguyên và Môi trường, nhưng hợp lý nhất là giao Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan để thực hiện công tác xác định giá đất, thẩm định giá đất.

Trong khi đó, Nghị định 44 đã chia công tác xác định giá đất, thẩm định giá đất cấp tỉnh làm 2 công đoạn. Theo đó, công đoạn xác định giá đất do Sở Tài nguyên Môi trường chủ trì, nhưng công đoạn thẩm định giá đất lại do Sở Tài chính chủ trì và lại giao cho Sở Tài chính là thường trực của Hội đồng thẩm định giá đất cụ thể (Giám đốc Sở Tài chính là Phó Chủ tịch Hội đồng) nên chưa thật phù hợp với quy định của Luật Đất đai 2013.

Bởi, khoản 1 Điều 17 Nghị định 44 lại quy định “1. Căn cứ vào nhu cầu định giá đất cụ thể tại địa phương, Sở Tài nguyên và Môi trường lập kế hoạch định giá đất cụ thể trình UBND cấp tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch đã được phê duyệt”.

Còn điểm b khoản 3 Điều 16 Nghị định số 44 lại quy định “3. Việc thẩm định phương án giá đất do Hội đồng thẩm định giá đất thực hiện, UBND cấp tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định giá đất bao gồm các thành phần sau: (…) b) Đại diện lãnh đạo Sở Tài chính làm thường trực Hội đồng; đại diện lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và UBND cấp huyện nơi có đất; tổ chức có chức năng tư vấn xác định giá đất hoặc chuyên gia về giá đất và các thành viên khác do UBND cấp tỉnh quyết định”.

Hiệp hội nhận thấy, điểm b Khoản 3 Điều 16 có mục đích nhằm bảo đảm tính độc lập giữa công tác xác định giá đất với công tác thẩm định giá đất, bởi lẽ về bản chất thì Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Tài chính đều là một bộ phận của cơ quan nhà nước cấp tỉnh, thuộc UBND cấp tỉnh, nên hoàn toàn có thể giao cho 01 Sở là Sở Tài nguyên Môi trường hay là Sở Tài chính chủ trì, phối hợp.

Tuy nhiên, thực tế khi “cắt khúc” công tác xác định giá đất với công tác thẩm định giá đất giao cho từng Sở thì lại phát sinh bất cập như trên thực tế vừa qua, đã có trường hợp phương án giá đất do Sở Tài nguyên Môi trường trình lên Hội đồng có thể bị Sở Tài chính với tư cách là thường trực của Hội đồng “bác”, phải làm lại, mất thêm thời gian thực hiện công tác này.

Theo Ninh Phan

Tiền phong

Bài viết liên quan
Gửi Yêu Cầu Thành Công
× Đóng

Yêu cầu của bạn đã được gửi đi, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Các qui định chung, điều kiện để được hỗ trợ và thoả thuận giữa các bên:

Chúng tôi cung cấp các thông tin chỉ mang tính tham khảo khi sử dụng dịch vụ này online, không là điều kiện cần để quí anh chị thực hiện các giao dịch dân sự liên quan hoặc các thủ tục pháp lý đối với nhà nước. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho những rủi ro tài chính các anh chị gặp phải khi kinh doanh bất động sản. Mọi yêu cầu đặc biệt hơn cần được trao đổi trực tiếp.

Việc donate là tự nguyện và không bắt buộc cũng như việc hỗ trợ dịch vụ cho quí anh chị kinh doanh bất động sản cũng không phải là việc bắt buộc phải thực hiện, trừ khi có thoả thuận hoặc cam kết bằng văn bản hoặc hợp đồng dân sự.

Mọi dịch vụ hỗ trợ hay hoạt động kinh doanh đều phải tuân thủ qui định của pháp luật.