Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Hiện chủ đầu tư và người mua Nhà ở xã hội đang phải vay với lãi suất rất cao

Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam: Hiện chủ đầu tư và người mua Nhà ở xã hội đang phải vay với lãi suất rất cao - Ảnh 1.Ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam – Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Chia sẻ ý kiến tại Hội nghị trực tuyến về đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 33, ông Nguyễn Văn Khôi, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho biết, trong 2 quý vừa qua, thị trường bất động sản nổi lên tín hiệu tích cực nhất ở hai phân khúc, đó là nhà ở xã hội (NOXH) và hạ tầng bất động sản công nghiệp.

Theo khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, những nhóm khó khăn hiện nay vẫn tập trung vào ba khó khăn chính về pháp lý, nguồn vốn và tổ chức thực hiện.

Những vướng mắc về pháp lý chủ yếu do liên quan đến đất đai, thủ tục đầu tư; liên quan đến điều chỉnh quy hoạch và giải phóng mặt bằng; những biến động chi phí đầu tư, nguyên vật liệu; về giá nhà chưa hợp lý.

Đối với các vướng mắc này, ông Khôi đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục bám sát vào các nội dung trong Nghị quyết 33, Nghị định 08, Nghị định 10, Nghị định 35 cũng như các chỉ đạo của Tổ công tác của Thủ tướng để vận dụng tối đa, giải quyết khó khăn vướng mắc.

Đối với chính quyền địa phương trong tổ chức thực hiện, cần chủ động giải quyết những nhóm vướng mắc cho doanh nghiệp, bảo đảm có thời hạn giải quyết và có báo cáo theo định kỳ.

Về tiêu chí người mua nhà ở xã hội và quy trình thủ tục xét duyệt, chúng tôi đề nghị tận dụng ngay các dữ liệu về dân cư mà ngành công an đang quản lý để rút ngắn, đơn giản hóa thủ tục xét duyệt đối tượng được mua nhà.

Về vấn đề lãi suất, hiện các chủ đầu tư đang vay với lãi suất 8,7% và người mua nhà ở xã hội là 8,2% năm, rất cao. Chúng tôi kiến nghị, chủ đầu tư được vay ở mức dưới mức 6% và người mua nhà là dưới 4,5% năm.

Về lợi nhuận định mức các doanh nghiệp cũng kiến nghị nên quy định ở mức trên 10%, thay cho dưới 10% như hiện nay”, ông Khôi nêu đề xuất.

Bên cạnh đó, vị này cũng kiến nghị, các địa phương ưu tiên đầu tư hạ tầng ở ngoài hàng rào các dự án để khi dự án nhà ở xã hội triển khai thì sẽ kết nối được ngay. Cần đẩy nhanh việc triển khai các dự án nhà ở xã hội cho giai đoạn từ năm 2024 trở đi, vì nếu các địa phương không ra soát, điều chỉnh lại quy hoạch xây dựng, quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất cũng như chương trình và kế hoạch phát triển nhà ở, trong đó có phân khúc nhà ở xã hội, ngay trong 6 tháng cuối năm 2023 thì bước sang năm 2024 vẫn lúng túng trong việc triển khai ở xã hội cũng như nhà ở thương mại.

Về cải tạo nhà chung cư cũ, việc lựa chọn chủ đầu tư và thỏa thuận với các hộ dân cần di dời vẫn là vấn đề mang tính đặc thù và khó nhất hiện nay. Để thu hút các doanh nghiệp, Hiệp hội kiến nghị các địa phương quan tâm đến vấn đề điều chỉnh bài toán về quy hoạch, có cơ chế cho phép chủ đầu tư sử dụng phần thương mại không phải là 20% như hiện tại. Bên cạnh đó quy định về thỏa thuận với các hộ dân tại chung cư cũ cần được sửa đổi cho linh hoạt hơn theo tinh thần đảm bảo an toàn chung cho người dân.

Đối với các doanh nghiệp, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Việt Nam kêu gọi cần triển khai mạnh hơn nữa các giải pháp theo chỉ đạo của Chính phủ và địa phương. Trong đó tiếp tục triển khai mạnh mẽ việc cơ cấu lại sản phẩm, phân khúc nhà cho phù hợp với thu nhập và nhu cầu thị trường; nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; xác định lại giá bán; đồng thời tiếp tục đàm phán với các nhà đầu tư về phương án giãn, hoãn nợ và thực hiện đúng các cam kết với các nhà đầu tư.

Linh Phong

Nhịp sống thị trường

Bài viết liên quan
Gửi Yêu Cầu Thành Công
× Đóng

Yêu cầu của bạn đã được gửi đi, chúng tôi sẽ phản hồi trong thời gian sớm nhất.

Các qui định chung, điều kiện để được hỗ trợ và thoả thuận giữa các bên:

Chúng tôi cung cấp các thông tin chỉ mang tính tham khảo khi sử dụng dịch vụ này online, không là điều kiện cần để quí anh chị thực hiện các giao dịch dân sự liên quan hoặc các thủ tục pháp lý đối với nhà nước. Chúng tôi không chịu trách nhiệm cho những rủi ro tài chính các anh chị gặp phải khi kinh doanh bất động sản. Mọi yêu cầu đặc biệt hơn cần được trao đổi trực tiếp.

Việc donate là tự nguyện và không bắt buộc cũng như việc hỗ trợ dịch vụ cho quí anh chị kinh doanh bất động sản cũng không phải là việc bắt buộc phải thực hiện, trừ khi có thoả thuận hoặc cam kết bằng văn bản hoặc hợp đồng dân sự.

Mọi dịch vụ hỗ trợ hay hoạt động kinh doanh đều phải tuân thủ qui định của pháp luật.