Đây là dự án lớn có ý nghĩa không chỉ với Đà Nẵng mà còn với quốc gia trong phát triển kinh tế – xã hội và an ninh. Cảng được kỳ vọng trở thành đòn bẩy, đầu mối giao thương, phục vụ logistics cho cả khu vực.
Cảng Liên Chiểu – Cửa ngõ quốc tế của khu vực miền Trung
Dự án bến Cảng Liên Chiểu được quy hoạch và triển khai xây dựng tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Dự án chính thức khởi công vào tháng 12/2022 với quy mô diện tích 450ha, thiết kế gồm 2 hợp phần: phần hạ tầng dùng chung và phần kêu gọi đầu tư. Dự án được chia làm 3 giai đoạn: giai đoạn 1 có diện tích 44,6 ha, dự kiến hoàn thiện năm 2025, hai giai đoạn còn lại diện tích lần lượt là 106,81ha và 80,7ha và dự kiến hoàn thiện vào các năm 2030, 2050. Theo quy hoạch, phần cơ sở hạ tầng dùng chung gồm các hạng mục: luồng tàu, đê và kè chắn sóng dài hơn 1km, đường giao thông, hạ tầng cấp điện nước… Khu vực này có khả năng đáp ứng cho các tàu tổng hợp, hàng rời trọng tải đến 100.000 tấn, tàu container có sức chứa 6.000 – 8.000 TWD.
Theo ghi nhận, sau 6 tháng thi công, đơn vị nhà thầu cơ bản đã hoàn thành nhiều hạng mục phụ trợ như: trạm cân xe, bến tạm, bãi tập kết vật tư, văn phòng điều hành, nạo vét hạng mục móng đê kè đến hiện trường. Các hạng mục giao thông chính, bờ bao chứa nạo vét đã đạt 40% tiến độ thi công tổng chiều dài móng, nền, mặt đường, kè chắn sóng…
Việc thi công cảng Liên Chiểu nói chung và phần cơ sở hạn tầng dùng chung có ý nghĩa to lớn trong việc thu hút đầu tư xây dựng toàn diện cảng trong tương lai, mục tiêu hướng tới trở thành cửa ngõ giao thương quốc tế. Được biết, ngày 8/9 vừa qua, thành phố Đà Nẵng đã tổ chức lễ khởi công công trình đường ven biển nối trực tiếp cảng Liên chiểu với trung tâm thành phố Đà Nẵng. Với chiều dài gần 3km, 6 làn xe, vận tốc đạt 60km/h, công trình sẽ thúc đẩy việc giao thương giữa quận Liên Chiểu với trung tâm thành phố và các vùng phụ cận. Đối với người lao động, tuyến đường sẽ rút ngắn quãng đường kết nối tới các điểm quan trọng như KCN, trung tâm Đà Nẵng, giúp tiết kiệm thời gian di chuyển.
Động lực kinh tế của quận Liên Chiểu nói riêng và Đà Nẵng nói chung
Không chỉ có vai trò to lớn đối với kinh tế, an ninh quốc gia, cảng Liên Chiểu còn là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc xúc tiến thu hút đầu tư, tạo sự liên kết vùng thuận lợi. Từ đó, cảng sẽ trở thành động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của không chỉ Đà Nẵng mà còn đối với cả khu vực miền Trung. Liên Chiểu sẽ trở thành cảng cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, trở thành điểm trung chuyển hàng hoá của hành lang kinh tế Đông – Tây. Được biết, việc khởi công xây dựng cảng Liên Chiểu được người dân Đà Nẵng hưởng ứng và đồng thuận cao, bởi công trình sẽ giúp giải toả giao thông cho khu vực trung tâm Đà Nẵng, giảm bớt áp lực cho cảng Tiên Sa.
Hiện, số người dân tại khu vực cảng là hơn 15.000 người và dự kiến là 24.000 người vào năm 2030. Trong tương lai, khi cảng này đi vào hoạt động sẽ thu hút sự đầu tư mạnh mẽ của các tập đoàn lớn trên thế giới, đặc biệt là việc khai thác và đầu tư vào những cụm, khu công nghiệp vốn đang là thế mạnh của khu vực Tây Bắc Đà Nẵng, từ đó, tạo nhiều công ăn việc làm, thu nhập cho người dân bản địa và thu hút người lao động trên cả nước. Điều này có ý nghĩa không nhỏ vào sự phát triển kinh tế địa phương.
Quận Liên Chiểu hiện có 3 khu công nghiệp quy mô lớn gồm: KCN Liên Chiểu, KCN Hoà Khánh 1,2. Các KCN này chỉ cách cảng Liên Chiểu từ 3 – 8 phút di chuyển, vì vậy đây cũng sẽ là “bàn đạp” cho phát triển công nghiệp và nền kinh tế của quận được bứt phá khi thu hút được nhiều người dân về đây sinh sống, phát triển sự nghiệp và bổ sung thêm nhiều lực lượng lao động cho các KCN này, hướng tới phát triển quận Liên Chiểu trở thành khu đô thị cảng sầm uất.
Không chỉ có vai trò to lớn đối với kinh tế, an ninh quốc gia, cảng Liên Chiểu còn là công trình có ý nghĩa đặc biệt trong việc xúc tiến thu hút đầu tư, tạo sự liên kết vùng thuận lợi. Cảng Liên Chiểu sẽ trở thành cửa ngõ quốc tế tại khu vực miền Trung, điểm trung chuyển hàng hoá của hành lang kinh tế Đông – Tây và là động lực cho sự phát triển kinh tế – xã hội bền vững của không chỉ Đà Nẵng mà còn đối với cả khu vực miền Trung. Từ góc độ kinh tế, cảng này sẽ là tiền đề cho việc cân bằng tỉ trọng kinh tế của Đà Nẵng, tạo ra thế “kiềng 3 chân” vững chãi khi địa phương này có thể phát huy đồng thời các thế mạnh về kinh tế cảng biển – logistics, khu công nghiệp và du lịch.
Tổ Quốc