Làn sóng “bỏ phố về rừng” bùng nổ mạnh mẽ kể từ năm 2018 đến nay, đặc biệt giai đoạn 2020-2021. Một mảnh đất rộng nằm giữa thiên nhiên, một căn nhà nhỏ xinh nằm chênh vênh giữa sườn núi… bỗng trở thành “cuộc sống mơ ước, lý tưởng” của nhiều người. Theo làn sóng “bỏ phố về rừng”, nhiều nhà đầu tư tay ngang bất ngờ lãi lớn.
Anh T.X.S (Lâm Đồng) kể lại, đầu năm 2020, anh tìm cho một vị khách đến từ TP.HCM một lô đất diện tích hơn 800m2, với giá 7 tỷ đồng. Ở thời điểm đầu năm 2020, khu vực này vẫn vắng bóng người, chỉ lác đác ít người từ TP.HCM, Hà Nội đến mua. Sau đó, chủ mới xây căn homestay nhỏ trên đất. Ước tính tổng chi phí 2 tỷ đồng. Đến tháng 8/2023, lô đất này được bán ra với giá 30 tỷ đồng.
Theo anh X.S, những người theo trend “bỏ phố về rừng” từ thời điểm trước khi dịch Covid-19 bùng phát, mua đất phần lớn đều lời. Họ là những nhà đầu tư muốn săn tìm đất, chờ tăng giá hoặc là những người dân thành thị muốn mua đất ở khu vực vị trí đẹp để nghỉ dưỡng.
Những lô đất có pháp lý đầy đủ, vị trí đẹp, không dính quy hoạch, sát trục đường lớn đều có lời lớn. Giá đất tăng gấp 2, gấp 3 không phải hiếm gặp.
“Nhất là những người mua đất tại khu vực có tiềm năng du lịch giai đoạn 2016-2017, giá đất còn tăng gấp 10. Một người bạn của tôi mua lô đất ở Đà Lạt năm 2017 với giá 2,5 tỷ đồng năm 2016. Nhưng thời đó, khu vực này vắng bóng người. Đến nay, lô đất này lên tới 25 tỷ đồng”, anh X.S nói.
Ở khu vực vùng ven Hà Nội, làn sóng “bỏ phố về rừng” cũng từng bùng nổ mạnh mẽ. Giá đất tăng theo cấp số nhân là thực tế đã xảy ra. Đơn cử như ở khu vực Lương Sơn, Đà Bắc (Hoà Bình) hay Sóc Sơn, Ba Vì, Thạch Thất (Hà Nội), giá đất từng tăng chóng mặt. Giai đoạn tăng mạnh nhất từ thời điểm 2020-đầu năm 2022.
Chị Thuỳ Linh từng mua lô đất ở Thạch Thất (Hà Nội) năm 2018, diện tích 3400m2, với giá 2 triệu đồng/m2. Đến hiện tại, giá đất ở khu vực có vị trí tương tự (thậm chí xét về các tiêu chí cảnh quan, vị trí tốt) giá đã lên tới 6-7 triệu đồng/m2). Tuy nhiên, chị Thuỳ Linh không có nhu cầu bán homestay. Hiện chị đang vận hành cho khách thuê và dành không gian để cả gia đình ở lại.
“Thời gian gần đây, nhiều người lại “bỏ rừng về phố”. Đó là những nhà đầu tư đang gánh nợ, lãi ngân hàng buộc phải cắt lỗ. Hoặc đầu tư kinh doanh homestay thua lỗ. Nhưng rất nhiều trường hợp nhà đầu tư mua đất giá rẻ, xây homestay, vận hành 1-2 năm sau đó rao bán kiếm khỏan chênh lớn từ giá đất và giá từ dòng tiền đều đặn kinh doanh”, anh Trần Thái (nhà đầu tư Hà Nội) phân tích.
Anh Thái cho rằng, mặc dù đất vùng ven cắt lỗ, thanh khỏan chậm nhưng hiện tượng cắt lỗ chỉ xảy ra với lô đất ở giai đoạn sốt, từng mua quá cao. Còn nếu nhà đầu tư mua thời điểm chưa bùng sốt, họ chỉ cắt lãi. Vì ví dụ, nếu mua đất ở khu vực Lương Sơn, Đà Bắc (Hoà Bình) từng chỉ 1-2 triệu đồng/m2, thậm chí thời điểm 2018-2019, giá có vài trăm nghìn đồng/m2. Đến hiện tại, giá tăng khoảng 4 triệu đồng/m2. Người mua thời điểm này bán gái hơn 3 triệu đồng/m2 vẫn có lời lớn.
Theo nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm, với những người xác định “bỏ phố về rừng” tạm thời. Họ thích căn nhà ở vùng ven để về nghỉ dưỡng cùng người thân và bạn bè. Nhiều trường hợp, họ không có nhu cầu bán. Hoặc nếu rao bán cũng trong tâm thế: “Bán được giá như kỳ vọng thì tốt, không bán cũng không quan trọng”.
Nhịp sống thị trường